Từ lợi thế vị trí lõi trung tâm phát triển công nghiệp chất lượng cao, Thành phố mới Bình Dương hứa hẹn là một thị trường địa ốc sôi động, “đón sóng” nhu cầu về nhà ở lẫn dịch vụ thương mại cao cấp.
Đề án Thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo
Hòa cùng chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của đất nước, Bình Dương đã đặt dấu mốc ấn tượng trong việc triển khai đề án Thành phố Thông minh (TPTM) bằng việc hợp tác với thành phố Eindhoven (Hà Lan). Đây là chương trình đột phá, xây dựng quy hoạch đồng bộ dựa trên tri thức với mục tiêu từng bước chuyển mình từ vùng đô thị công nghiệp thành vùng đổi mới sáng tạo bền vững.
Theo đề án, trọng tâm quy hoạch là khu vực Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương với TP. Thủ Dầu Một làm hạt nhân, ngoài ra đề án còn mở rộng đa hướng ra vùng phát triển công nghiệp Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An – Dĩ An và vùng phát triển KHCN Bàu Bàng. Khu vực này tập trung tới 34 khu công nghiệp lớn của tỉnh với diện tích trải dài gần 15.000km2.
Đây đồng thời cũng là khu vực đã và đang được đẩy mạnh quy hoạch hạ tầng hiện đại. Trong đó có thể kể đến dự án Mỹ Phước – Tân Vạn, dự án mở rộng ĐT 746 (đoạn từ cầu Tân Khánh – thị xã Tân Uyên đến đường Vành đai 4), dự án ĐT 747B (đoạn từ miếu Ông Cù – TP.Thuận An đến giáp ĐT 747A – thị xã Tân Uyên). Đồng thời, cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tuyến metro số 01, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, cầu Tân Phú (nối dài 1 phía từ TP.HCM đến Thủ Dầu Một)… cũng dự kiến triển khai trong giai đoạn 2022-2025.
Tâm điểm đầu tư đón sóng quy hoạch và hạ tầng
Đón đầu quy hoạch phát triển và hạ tầng, Thành phố mới Bình Dương, đại đô thị chiếm lĩnh vị trí trung tâm giữa tam giác phát triển Thủ Dầu Một – Tân Uyên – Bến Cát trở thành điểm sáng đầu tư. Đây là tâm điểm của Vùng đổi mới sáng tạo, được chọn đặt Trung tâm Hành chính mới của tỉnh Bình Dương và Trung tâm thương mại Thế giới WTC – thành viên Hiệp hội các Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Centers Association- WTCA), với mục tiêu trở thành điểm đến giao lưu thương mại và hợp tác đầu tư quốc tế trong tương lai.
Từ lợi thế vị trí lõi trung tâm phát triển công nghiệp chất lượng cao, nơi đây được dự báo sẽ định hình nên một thị trường địa ốc sôi động. Bởi theo chân những doanh nghiệp sản xuất lớn quốc tế, một lượng lớn chuyên gia nước ngoài và nhân lực chất lượng cao sẽ đổ về nơi này, tạo nên nguồn cầu về nhà ở lẫn dịch vụ thương mại cao cấp. Giai đoạn 2022-2025, RealPlus dự báo sẽ có khoảng 1000 sản phẩm bất động sản tại TPM Bình Dương được ra mắt thị trường mỗi năm với hiệu suất sử dụng từ 55 – 75%, hình thành nên một thành phố sôi động, đông đúc dân cư.
Trong các sản phẩm bất động sản tại nơi này, sản phẩm nhà phố có dư địa phát triển lớn và được săn đón hơn cả. Lý do bởi đây là dòng sản phẩm linh hoạt, đáp ứng cả nhu cầu ở lẫn đầu tư kinh doanh buôn bán dựa vào tốc độ dịch chuyển của cư dân và thuận tiện về hạ tầng lân cận. Đơn cử như dự án Nam AN Bàu Bàng đang nhận được sự quan tâm của thị trường với dòng sản phẩm nhà phố thương mại.
Theo chia sẻ từ chủ đầu tư, các căn nhà tại Nam An Bàu Bàng tối ưu tiện ích cho hoạt động kinh doanh lẫn cho thuê lại của chủ sở hữu. Đặc biệt, các căn nhà phố này được đặt trong một tổng thể không gian xanh đáp ứng nhu cầu an cư gần gũi với thiên nhiên, vốn là lợi thế của Nam An Bàu Bàng trong việc phát triển các dự án của mình.
Nam An Bàu Bàng đồng thời cũng là cái tên quen thuộc với cộng đồng người đang làm việc tại các khu công nghiệp lân cận như KCN Bàu Bàng, KCN VSIP,… nên hứa hẹn sẽ được giới chuyên gia lựa chọn.
Với sự thâm nhập của những chủ đầu tư ngoại tên tuổi, Thành phố mới Bình Dương hứa hẹn trở thành một điểm sáng đầu tư, dự báo một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cho các sản phẩm bất động sản cũng như đất nền ở khu vực này.