Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP.HCM 1 giờ 30 phút di chuyển, Bà Rịa-Vũng Tàu có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, dẫn đầu tiềm năng du lịch của Đông Nam Bộ.

Lợi thế kết nối vùng đưa du lịch Vũng Tàu phát triển mạnh mẽ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh cửa ngõ vươn ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 1 giờ 30 phút di chuyển, Bà Rịa-Vũng Tàu có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, dẫn đầu tiềm năng du lịch của miền Đông Nam Bộ.

Bệ phóng từ hạ tầng giao thông

Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh cửa ngõ vươn ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải được quy hoạch là cảng đặc biệt quốc gia, trung chuyển quốc tế.

Xác định rõ lợi thế này, những năm qua, tỉnh đã tập trung quy hoạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông phục vụ cho phát triển và sẵn sàng liên kết với toàn vùng, khu vực để phát triển mạnh mẽ hơn.

Việc sở hữu nhiều hạ tầng quan trọng như cảng biển, cao tốc, sân bay…được đánh giá hình thành trục động lực giúp Bà Rịa-Vũng Tàu sớm bùng nổ phát triển kinh tế.

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng trung tâm Kho vận và Cung ứng (logistics) cấp quốc gia và quốc tế tại Cái Mép Hạ nhằm tạo kết nối đồng bộ, liên hoàn giữa hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các trung tâm công nghiệp lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh , Bình Dương, Đồng Nai.

Được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển giao thông nội tỉnh, hệ thống giao thông kết nối của Bà Rịa-Vũng Tàu sẵn sàng đấu nối vào những dự án giao thông quốc gia như: đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đường cao tốc Bến Lức-Long Thành và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, đường sắt Biên Hòa-Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành, đường vành đai 3, vành đai 4… với mục tiêu trở thành cửa ngõ cho cả vùng kết nối thông thương với thế giới và sẽ cùng toàn vùng phát triển mạnh mẽ trong thời gian không xa.

Dự kiến đến năm 2025, sân bay Quốc tế Long Thành hoàn thành giai đoạn 1, đi vào hoạt động, đồng thời, tuyến đường sắt Biên Hòa-Cái Mép đang được khẩn trương các bước triển khai xây dựng, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ có đến 5 phương thức vận tải: đường biển, đường thủy, đường bộ, đường không và đường sắt, trở thành địa phương có hệ thống vận tải đa phương thức – một lợi thế ít tỉnh nào trong cả nước có được.

Khi sân bay Quốc tế Long Thành hoàn thiện và đi vào hoạt động, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ sớm trở thành điểm đến du lịch toàn cầu của du khách trong nước và quốc tế, thay vì hiện nay du khách kết nối thông qua Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.

Du lịch và Bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá

Không những sở hữu lợi thế về vị trí kết nối vùng, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có tài nguyên biển và rừng nguyên sinh, địa hình đa dạng gồm núi, đồi, biển với bờ biển dài hơn 300km…, là điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam.

Thống kê cho thấy, mỗi năm lượng du khách đến tỉnh đã vào khoảng 15-16 triệu lượt, trong đó khách lưu trú trên 3 triệu lượt; doanh thu từ hoạt động du lịch (từ các cơ sở lưu trú) đạt bình quân trên 5.000 tỷ đồng/năm.

Theo Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, chất lượng cao, đưa du lịch là một trong 4 trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh, Bà Rịa-Vũng Tàu được định hướng trở thành trung tâm vui chơi giải trí nghỉ dưỡng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á; cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại; nâng tổng doanh thu từ du lịch và dịch vụ liên quan, tỷ trọng đóng của hoạt động du lịch trong GRDP, thời gian lưu trú, mức chi tiêu bình quân của du khách năm 2050 sẽ gấp 02 lần năm 2030.

Cùng với chiến lược này, tỉnh đang tập trung phát triển 08 loại hình du lịch chính, bao gồm: du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); Du lịch nghỉ dưỡng biển; Du lịch gắn với chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe; Du lịch gắn liền với các dịch vụ vui chơi giải trí; Du lịch gắn với hoạt động thể dục thể thao; Du lịch gắn văn hóa-lịch sử; Du lịch sinh thái; Du lịch gắn với cộng đồng.

Tổng hòa các bệ phóng phát triển kinh tế, du lịch tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo nên hấp lực lớn thu hút các nguồn vốn đầu tư vào địa phương, biến nơi đây trở thành bến đỗ của các thương hiệu bất động sản uy tín trong nước và quốc tế, phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng trong đó nổi bật là dòng sản phẩm căn hộ du lịch nhằm đón đầu làn sóng tăng trưởng du lịch.

Bà Rịa-Vũng Tàu có lợi thế kết nối vùng, từ đó tạo bệ phóng cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng bứt phá.(Nguồn: DKRA)

Theo Tiến sỹ Sử Ngọc Khương-Viện phó Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng, bên cạnh việc thu hút các nhà phát triển bất động sản, cộng đồng khách du lịch trong nước và quốc tế, Bà Rịa-Vũng Tàu còn là điểm đến của nhiều cá nhân và gia đình có nhu cầu sở hữu Second Home-Ngôi nhà thứ hai khi có tốc độ đô thị hóa nhanh, đường sá, trường trạm từ đô thị đến nông thôn ở hầu hết các khu vực đều được quy hoạch bài bản.

Đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố Vũng Tàu, hệ thống dịch vụ tiện ích phục vụ cư dân và du khách ngày một phát triển, kèm theo đó là hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc gia và những dịch vụ khám chữa bệnh thuận lợi để người dân có thể an tâm tận hưởng và phát triển cuộc sống…

Với các gia đình chọn Vũng Tàu làm điểm đến “Ngôi nhà thứ hai”, thành phố biển chính là nơi lý tưởng để tận hưởng không gian sống trong lành, hướng đến giá trị sức khoẻ thể chất và tinh thần, nuôi dưỡng cảm xúc.

Trong khi đó nhà đầu tư có thể lựa chọn các dự án căn hộ du lịch tiềm năng tại trung tâm thành phố Vũng Tàu với mục đích kinh doanh cho thuê thông qua đơn vị vận hành, hoặc có thể chủ động cho thuê căn hộ của mình trên nhiều nền tảng khi không sử dụng tới…/.

Nguồn: vietnamplus.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *