Đổ tiền vào đất vì nghĩ “nằm ngủ cũng có tiền”; Thiếu kênh đầu tư, dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản; Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất ven sông Hồng; Bàn về phân lô bán nền: Đất bỏ hoang, mua xong lãi gấp 2, ai dại xây… là những thông tin nóng trong tuần qua.
Thiếu kênh đầu tư, dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản
Trước tình trạng giá đất tăng chóng mặt, thị trường bất động sản xuất hiện những cơn sốt khó tin ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, giới chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng các nhà đầu tư tỉnh táo trong những cơn sốt bởi hệ luỵ khi những cơn sốt đi qua là rất lớn. Đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý, như ở những vùng ven tình trạng phân lô, bán nền; rủi ro về quy hoạch do không nắm rõ pháp lý.
Bà Hương của Đại Phúc lưu ý, giá bất động sản chỉ tăng bền vững khi nó tăng theo giá trị thật về đầu tư, tức là khi sản phẩm được triển khai, hạ tầng đến nơi, tăng trưởng như vậy mới bền vững. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề các cơ quan quản lý nhà nước cần có công cụ để xử lý vấn đề. Chẳng hạn như cần có công cụ về thuế như một số nước. Thuế suất này đánh rất cao nếu chuyển nhượng bất động sản trong thời gian 2-3 năm đầu để hạn chế đầu cơ.
Đổ tiền vào đất vì nghĩ “nằm ngủ cũng có tiền”
Người đẻ chứ đất không thể nở thêm, bỏ tiền vào đất thì khi ngủ cũng có thể có thêm tiền… nhiều người mang suy nghĩ như vậy lao vào các cơn sốt đất với mong muốn kiếm tiền nhanh chóng.
Cuối năm 2020, anh Bình phân vân phải làm gì với khoản tiền 500 triệu đồng đang nằm trong tài khoản. Dù vẫn còn đang nợ ngân hàng tiền mua trả góp căn hộ nhưng anh không có ý định cắt bớt nợ. Anh Bình cho rằng, nếu tìm được một kênh đầu tư tốt thì số tiền sẽ sinh lời hơn nhiều việc chuyển trả lại nhà băng.
‘Ách tắc’ tiền sử dụng đất bổ sung, chủ dự án lẫn người mua nhà đều… khổ
Nhiều dự án nhà ở sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhhận quyền sử dụng đất dự án thì có sự điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc như tăng hệ số sử dụng đất và tăng số lượng nhà ở. Điều này dẫn đến phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung.
Trách nhiệm của chủ đầu tư là phải hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung nếu dự án có tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Tuy vậy, các quy định lại không nêu cụ thể thời gian phải thực hiện nghĩa vụ này. Đồng thời, thời gian xác định tiền sử dụng đất bổ sung thường kéo dài 1 – 2 năm.
Ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất ven sông Hồng
Trong thời gian qua việc Hà Nội xây dựng đề án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Đề án quy hoạch này hứa hẹn sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ hơn cho Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng lấn chiếm đất ven vùng quy hoạch đang diễn ra tại nhiều địa phương gây ảnh hưởng tới việc phát triển và mất an toàn trong công tác phòng chống lũ lụt.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trên.
Đồng Nai: “Nhộn nhịp” mua bán suất tái định cư
Ngay trong thời điểm tỉnh Đồng Nai cắm mốc bàn giao nền đất tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn cho người dân bị giải tỏa trong dự án sân bay quốc tế Long Thành thì tại khu vực này hoạt động mua bán suất tái định cư cũng đang “nhộn nhịp”. Cũng từ đây, tiềm ẩn rủi ro xảy ra tranh chấp, vì tất cả trường hợp mua bán đều bằng giấy tay.
Trong vai người cần mua đất nền tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, chúng tôi được tay “cò” đất chuyên nghiệp tên Vũ giới thiệu, ông H. ở xã Suối Trầu (cũ) có 2 suất tái định cư mặt tiền đường tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn cần bán, với giá 800 triệu đồng. Nếu đồng ý mua, Vũ làm hợp đồng đặt cọc, chúng tôi sẽ phải thanh toán trước 750 triệu đồng, khi nào nhận được đất sẽ thanh toán phần còn lại.
Bàn về phân lô bán nền: Đất bỏ hoang, mua xong lãi gấp 2, ai dại xây?
Chuyên gia cho rằng phân lô bán nền đáp ứng nguồn cầu rất lớn từ người dân. Được và mất từ chính sách phân lô bán nền là có, nhưng không thể vì thế chúng ta bỏ phân lô bán nền, cấm đoán nó. Đất nền vốn là phân khúc bất động sản rất được quan tâm.
Có nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo quan điểm của tôi, phân lô bán nền là một hình thức bình thường để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là những nơi vẫn còn dồi dào quỹ đất như các khu vực vùng ven. Còn nếu chúng ta đề cập đến đầu cơ hay đầu tư thì nó phụ thuộc quy định khác chứ không hẳn là do chính sách phân lô bán nền.
Phong tỏa hóa đơn của một doanh nghiệp bất động sản
Cục thuế TP.HCM đã ra quyết định cưỡng chế thi hành về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức.
Nguyên nhân do Thuduc House có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định và không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Quyết định có hiệu lực thị hành trong vòng một năm, kể từ 31/3/2021 đến 30/3/2022.
Nguồn: cafeland