Trong vài tuần qua, các chuyên gia của công ty bất động sản toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL) đã nghiên cứu về tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường bất động sản cũng như những thay đổi mà công nghệ đem lại cho lĩnh vực này.

Những thay đổi chính giữa các lĩnh vực kể từ khi đại dịch bùng phát

Rất nhiều xu hướng mới liên quan đến bất động sản đã xuất hiện kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Đầu tiên, văn phòng làm việc chính là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất do việc thay đổi hình thức làm việc của nhiều công ty. Do đó, nơi làm việc sẽ được đổi mới và Giám đốc điều hành của JLL, ông Grainger tin rằng chúng ta sẽ thấy lĩnh vực này tập trung nhiều hơn vào sự hợp tác và đổi mới.

Một xu hướng mới liên quan đến tiêu dùng đã tăng lên, thúc đẩy nhu cầu về logistics. Như tất cả chúng ta đều biết, sở dĩ có sự xuất hiện của xu hướng này là nhờ vào sự bùng nổ trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến khi đại dịch đã khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là làm thế nào để cân bằng giữa việc mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống, qua đó giúp tái tạo lại hệ sinh thái bán lẻ.

Về ngành khách sạn, ông Grainger chia sẻ: “Tôi không nghĩ nhiều người có thể đoán trước được những tổn thất mà ngành khách sạn phải chịu trong ngắn hạn. Đó là một thách thức lớn và chỉ những doanh nghiệp linh hoạt nhất mới có thể vượt qua”.

Đại dịch cũng có ảnh hưởng rõ ràng đến môi trường và các chương trình sự kiện bền vững dài hạn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Sự năng động của các thành phố lớn đang thay đổi và như những gì ông Grainger đã chia sẻ, “mô hình giao thông công cộng ở các thành phố lớn cần phải thay đổi để thu hút mọi người quay trở lại. Du lịch cũng cần đi theo chiều hướng khác, nó sẽ trở thành một thị trường nhỏ hơn”.

Sự khác biệt về mặt địa lý và phân loại tài sản

Có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực địa lý và các loại tài sản liên quan đến đại dịch Covid-19. Trong ngắn hạn, một số quốc gia đã tỏ ra linh hoạt hơn khi vẫn mở cửa kinh doanh. Theo ông Grainger, Đức đã làm rất tốt về khía cạnh đó, vì hệ thống quản lý của họ đã mang lại cho người dân sự tự tin cần và yên tâm thiết để bắt đầu lại cuộc sống sau đợt cách ly xã hội đầu tiên. Điều này đã dẫn đến việc Đức chịu ít thiệt hại về mặt kinh tế hơn so với các quốc gia khác như Anh và Tây Ban Nha, nơi người dân tỏ ra nghi ngờ về sự an toàn của chính bản thân sau đợt cách ly xã hội đầu tiên.

Tuy nhiên, một phần lớn các quốc gia ở châu Âu đang đối mặt với đợt bùng phát thứ hai của đại dịch Covid-19, vì vậy cần phải chờ xem các quốc gia này sẽ phản ứng như thế nào trước đợt bùng phat mới. Grainger chia sẻ: “Còn quá sớm để kết luận bất cứ điều gì. Không ai biết chắc chắn chiến lược nào sẽ đem lại sự bền vững nhất. Chúng ta đều biết rằng tất cả đang gặp khó khăn về kinh tế và một số quốc gia có nền kinh tế bền vững hơn những quốc gia khác. Cách đối phó với tình hình hiện tại đóng vai trò quan trọng với một số nền kinh tế lớn, nhưng đây là một cuộc đua marathon, không phải chuyện xảy ra trong quãng ngắn”.

Như chúng ta đã đề cập, lĩnh vực logistics đã vô tình được hưởng lợi từ đại dịch do sự chuyển dịch nhanh chóng từ phân khúc bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử. Bất động sản công nghiệp vì vậy cũng được hưởng lợi. Theo Granger, khối lượng đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên 23,4 tỷ euro (+ 18%) vào EMEA trong quý 3/2020, một dấu hiệu cho thấy sự chắc chắn về niềm tin vào lĩnh vực này. Thị trường nhà ở cũng có khả năng phục hồi với 41 tỷ euro đầu tư trên khắp khu vực EMEA vào cuối quý 3, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2019. Đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư vẫn rất chú trọng đến thị trường nhà ở, vì mọi người có thể không cần đến văn phòng nhưng vẫn cần một nơi để ở.

Giám đốc điều hành của JLL tin rằng đối với riêng phân khúc văn phòng, chắc chắn sẽ có sự thay đổi trong tương lai. Mặc dù nhu cầu hiện tại đã giảm đáng kể, nhưng một khi đại dịch được kiểm soát cùng với những sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, mọi người có thể sẽ có cái nhìn khác về văn phòng. Tất cả điều này dẫn đến một cách tiếp cận mới đối với việc thiết kế và quy hoạch vị trí. Để hình dung lại nơi làm việc, các công ty cần tái đầu tư.

Nguồn: Cafeland.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *