Cơ sở hạ tầng Bà Rịa – Vũng Tàu được phát triển mạnh trong những năm gần đây, với vị thế là tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, vị trí giáp biển nên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút được nhiều nhà đầu tư về đây để xây dựng các cụm khu công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng.

Hạ tầng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hạ tầng hiện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đầu tiên phải kể đến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc này đã được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với chiều dài 55,7km. Rút ngắn thời gian di chuyển cho hành khách di chuyển từ TP HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quốc lộ 51: là tuyến đường quan trọng giúp kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai.

Quốc lộ 55: được tỉnh nâng cấp và mở rộng với chiều dài 220km, nối liền 3 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – Bình Thuận – Lâm Đồng

Quốc lộ 56: tuyến tránh TP Bà Rịa : Dự án khởi công xây dựng từ tháng 12/2012 với tổng chiều dài 12,18km. Tháng 12/2021, công trình đã hoàn thành các hạng mục theo đúng tiến độ đề ra, kịp thời chào mừng kỷ niệm 30 thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phà Cao tốc BRVT – Cần Giờ HCM: tuyến phà nối TP.HCM với Vũng Tàu không chỉ giúp rút ngắn thời gian di chuyển so với nhiều loại hình giao thông khác, mà còn tăng sự lựa chọn trong việc đi lại cho cư dân. Bên cạnh đó, tuyến phà sẽ góp phần giảm tải tối đa áp lực giao thông trên các tuyến đường kết nối giữa TP.HCM và TP.Vũng Tàu. 

Tuyến Phà BRVT – Cần Giờ HCM

Hạ tầng tương lai

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu gồm hai dự án thành phần, với tổng chiều dài 62,8 km. Trong đó, dự án thành phần một có tổng mức đầu tư là hơn 12.300 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ là đường kết nối nhanh nhất từ Đồng Nai đến Bà Rịa – Vũng Tàu và các vùng Đông Nam Bộ.

cao-toc-ba-ria-vung-tau
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình xây dựng. Khởi công tháng 6 năm 2015, toàn bộ tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2021, cao tốc sẽ giúp kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà không cần phải đi qua TP.HCM. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm tải áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và đón luồng khách nội địa từ khu vực Tây Nam Bộ.

cao-toc-ba-ria-vung-tau-1
Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Tuyến đường Bà Rịa – Châu Pha – Hắc Dịch (995B): Tổng chiều dài toàn tuyến sẽ được nâng cấp, mở rộng là 18,509km. Điểm đầu tuyến giao với QL51, vị trí nút giao phường Long Hương, thành phố Bà Rịa. Theo như dự kiến, tuyến đường này sẽ được hoàn thành vào năm 2025

Hạ tầng du lịch

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chi 6.500 tỷ đồng mở rộng năm tuyến đường ven biển nối liền TP Vũng Tàu với các huyện Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc đã mở ra cơ hội cho hàng trăm dự án du lịch phát triển. Các tuyến đường gồm nâng cấp, mở rộng đoạn từ vòng xoay Nhà lớn Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đến quốc lộ 51 và xây dựng đoạn mới từ quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp; nâng cấp đoạn từ ngã ba Lò Vôi (huyện Long Điền) đến Khu du lịch Thùy Dương (huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ); nâng cấp, mở rộng đoạn từ ngã ba Long Phù (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) đến cầu Sông Ray (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc).

Giao thương quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 1 vào ngày 1/1/2020. Tổng mức đầu tư gần 4,665 tỷ USD; thời gian thực hiện từ năm 2020-2025. Gồm 4 gồm dự án thành phần, phấn đấu hoàn thành vào năm 2024; đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Đối với cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chính phủ khẳng định đây là cảng hàng không sân bay lớn nhất cả nước và là một trong những trung tâm trung chuyển hành khách quốc tế của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy mô giai đoạn 1 xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp sân bay 4F theo phân cấp ICAO.

Những thông tin tích cực về bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu

Như vậy, động lực đầu tiên giúp tỉnh phát triển mạnh trong những năm qua chính là sự đầu tư hạ tầng mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư lớn từ các tập đoàn đầu tư bất động sản. Kể từ khi tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 51 mở rộng, khoảng cách di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu rút ngắn một nửa thời gian so với trước đây, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu… 

Việc khơi thông dòng kết nối không chỉ thuận lợi với các tỉnh miền Đông Nam bộ, mà còn rất dễ dàng kết nối với miền Tây Nam Bộ. Tỉnh còn có cảng quốc tế Cái Mép là một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn; rồi dự án sân bay quốc tế Long Thành được quy hoạch và từng bước hoàn thiện hình hài; tuyến cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa đang được khẩn trương xây dựng…

Tất cả những yếu tố ấy đang cho thấy thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu đang thật sự là một “miếng bánh ngon” cho nhà đầu tư. Giá trị sản phẩm BĐS không bị thổi giá ảo như ở khu vực Đồng Nai, Long An, Bình Dương, chính vì vậy Vũng Tàu vẫn còn nhiều cơ hội cạnh tranh nguồn khách với các thị trường lân cận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *