Phân khúc đất nền vùng ven TP.HCM trong giai đoạn này có mức tăng trung bình từ 20 – 40% so với năm ngoái, thu hút nhiều khách hàng lẫn nhà đầu tư quan tâm.
Buổi lễ mở bán dự án Ruby City của công ty cổ phần địa ốc Thành Đô
Không chỉ các quận ngoại thành mà sức nóng của phân khúc này còn lan tỏa mạnh ra các vùng ven như Đồng Nai, Long An, Bình Dương…
Có 8 yếu tố khiến thị trường đất nền vùng ven TP.HCM “tiếp tục nóng” những ngày đầu năm 2018.
Thứ nhất, theo định hướng chiến lược của Chính phủ, phát triển vùng đô thị TP.HCM mở rộng, lấy TP.HCM là tâm, phát triển vùng TP.HCM bao gồm Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Tiền Giang. Vì vậy hàng loạt dự án hạ tầng, công trình trọng điểm… đã được đầu tư xây dựng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
Thứ hai, do việc di cư cơ học của người dân các tỉnh thành đổ dồn vào TP.HCM, TP.HCM trở thành siêu đô thị hơn 10 triệu dân vì vậy áp lực về nhà ở, trường học, giao thông, điện, nước, cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân sống tại TP.HCM trở nên quá tải: Kẹt xe, tắt đường, cháy nổ, ô nhiểm môi trường, phát sinh bệnh tật bởi không gian sống quá phức tạp.
Thứ ba, các kênh đầu tư như ngoại tệ, vàng, chứng khoán, gửi tiết kiệm chưa hấp dẫn người dân tham gia vào hoạt động đầu tư trong khi khổ tiền từ 400 triệu ở người dân còn rất lớn nên việc đầu tư vào đất nền vùng ven trở thành kênh đầu tư được lựa chọn an toàn nhằm tìm kiếm một tỷ lệ lợi nhuận phù hợp và bảo tồn được giá trị vốn của mình.
Thứ tư, giá đất ở TP.HCM tăng liên tục từ 3 năm qua, giá đất các quận vùng ven thành phố như quận 9, 12, Hóc Môn, Thủ Đức có vị trí tương đối bây giờ đã lên mức 25 – 35 triệu/m2 điều này cũng là yếu tố thúc đẩy khách hàng về các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai tìm kiếm cơ hội đầu tư và an cư trên mảnh đất mà mình lựa chọn tầm giá 6-9 triệu/m2 trong các dự án được đầu tư hạ tầng bài bản, pháp lý minh bạch.
Thứ năm, quỹ đất “sạch” để phát triển dự án đất nền, nhà phố của TP.HCM ngày một khan hiếm, công tác giải tỏa đền bù rất phức tạp, thời gian cho một dự án từ khi xin chủ trương đến triển khai dự án có khi chủ đầu tư phải mất từ 2-5 năm làm cho cơ hội kinh doanh của chủ đầu tư trôi qua. Nhà nước thiếu những kênh thông tin cần thiết để hướng dẫn cho người dân đầu tư vào các ngành nghề bền vững nhằm tạo ra giá trị cho xã hội , vì vậy tình trạng tất cả cùng đưa vào một “rổ” bất động sản.
Thứ sáu, kinh tế vĩ mô đang được phát triển ổn định, tăng trưởng năm 2018 GDP phấn đấu đạt 6,7%, điểu này hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam nhưng để tìm kiếm quỹ đất phát triển dự án, nhà máy sản xuất thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải ra các tỉnh vùng ven TP.HCM. Công nghiệp phát triển thu hút một lực lượng lao động về đây làm việc, phát triển bất động sản đáp ứng yêu cầu đặt nhà máy, an cư, học tập và các nhu cầu khác liên quan đến hoạt động bất động sản.
Thứ bảy, những tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối chuyển về đang tăng dần, trung bình chỉ đạt 375 – 400 triệu USD/tháng, thì từ tháng 10 đến tháng đã tăng lên 600 triệu USD và tháng 11 lên mức 650 triệu USD. Dự kiến lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2017 sẽ đạt khoảng 5,2 tỷ USD, tăng 4,5% so với năm 2016.
Bên cạnh đó, cuối năm là thời điểm các chủ doanh nghiệp, tiểu thương tổng kết lại lợi nhuận sau một năm làm việc. Với số vốn tích lũy được, đối tượng khách hàng này sẽ nhanh chóng lựa chọn kênh đầu tư hợp lý để gia tăng lợi nhuận trong tương lai một cách ổn định và chắc chắn. Điều này cũng kích thích việc đầu tư vào bất động sản trong những tháng đầu năm 2018.
Ngoài ra các yếu tố khác như tập quán, tâm lý của người Việt: “Miếng đất cắm dùi”, “An cư lạc nghiệp”, “Đất đai là tài sản tích lũy” cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM “ tiếp tục nóng” những ngày đầu năm 2018.