Tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về giao thông vận tải vượt trên 15%/năm, trong đó kể cả số lượng các phương tiện vận tải đường bộ. Bình Dương còn là tỉnh phát triển nhanh về dân số và xã hội, do sự tăng nhanh về phát triển công nghiệp đang thúc đẩy quá trình thu hút lao động từ các địa phương khác trong cả nước. Dân số Bình Dương hiện nay là 1,4 triệu người và dự báo đến năm 2020 sẽ là 1,8 – 2 triệu người. Với hơn 27 khu công nghiệp mới đang được xây dựng và lấp đầy tại khu vực Bắc Bình Dương từ 5000 – 7000ha, GDP tỉnh liên tục tăng trong nhiều năm liền trên 15%, trong đó công nghiệp tăng trên 25%.

Do vậy việc phát triển đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn là mạch giao thông chiến lược của tỉnh, xuyên suốt cả khu công nghiệp mới và cảng biển (Thị Vải, Cái Mép..), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9) và sân bay Quốc tế Long Thành; góp phần giảm thời gian vận chuyển lên tới 25% và giảm chi phí vận chuyển 30%.

Thông tin về đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài 62 km từ ngã ba Tân Vạn (phường Bình Thắng, TP.Dĩ An) đến huyện Bàu Bàng với tổng vốn đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đường được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, chiều dài 42km từ ngã ba Tân Vạn đến Thị xã Bến Cát. Giai đoạn 2 từ Thị xã Bến Cát đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, dài 20km. Tuyến đường được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.

Là tuyến đường giao thông đang được xây dựng để kết nối khu công nghiệp Mỹ Phước tại thành phố mới Bình Dương với tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đầu tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát đi qua thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và điểm cuối là nút giao thông Tân Vạn.

Quy mô làn đường:

– Lộ giới tuyến đường: 30 m;

– Định hình 6 làn xe: 23m

– Dãy phân cách: 2m

Những lợi ích kinh tế đạt được

Mật độ đường của Bình Dương tăng lên theo hướng hiện đại. Giảm thời gian và chi phí vận chuyển phục vụ công nghiệp và dịch vụ cho các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp tại Bình Dương sẽ giảm được chi phí và thời gian vận chuyển nên có khả năng hạ giá thành hàng hóa để cạnh tranh nhau. Giảm bớt được áp lực vận tải lên quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác.

Bất động sản được hưởng lợi gì?

Hạ tầng giao thông có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển Kinh tế – Xã hội và nhiều lĩnh vực khác ở khu vực. Từ đó, kéo theo một ngành nghề hiện đang nổi bật vượt trội ở thị trường Bình Dương đó là bất động sản.

Những nơi trước kia khi tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn chưa đi qua vốn chỉ là các khu đất trống và vườn cao su, dân cư thưa thớt. Từ khi có tuyến đường này, hai bên đường các công ty, xí nghiệp hình thành, dịch vụ nhà hàng, phòng khám, bệnh viện mọc lên, các dự án nhà ở, chung cư được xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu người dân. Đô thị cũng từ đây ngày càng thay đổi, phát triển. Đời sống người dân địa phương ngày càng được nâng cao. Vì vậy nền bất động sản ở khu vực này tăng lên rất nhanh chóng và mạnh mẽ.

Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn được thiết kế có đầy đủ hệ thống hạ tầng: điện, cấp thoát nước, viễn thông, cây xanh, vỉa hè, dải phân cách giữa… Công trình là điểm nhấn kiến trúc trong phát triển công nghiệp – đô thị 2 địa phương thị xã Bến Cát và Bàu Bàng; là chuỗi giao thông liên kết các khu công nghiệp – đô thị từ phía bắc đến phía nam của tỉnh. Công trình cũng mở ra hướng kết nối giao thông liên vùng từ biên giới Campuchia qua đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa về Chơn Thành (Bình Phước), Bình Dương và ra các cảng nước sâu tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.