Chỉ số thu nhập GNI bình quân đầu người năm 2020 của Bà Rịa – Vũng Tàu đạt 34.580 USD, gấp 1,6 lần địa phương xếp thứ hai là Quảng Ninh.

Báo cáo chỉ số phát triển con người (HDI) do Tổng cục Thống kê công bố ngày 30/3 đánh giá chỉ số HDI của cả nước và 63 tỉnh, thành dựa trên 3 tiêu chí gồm: Sức khỏe, giáo dục và thu nhập. Để tính chỉ số thu nhập bình quân đầu người của từng địa phương, Tổng cục Thống kê dựa vào tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương, được quy về đôla Mỹ.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có dòng vốn đổ vào bất động sản Việt Nam lớn nhất.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm tháng đầu năm 2022, kinh doanh bất động sản (BĐS) đứng thứ hai trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI với gần 3 tỉ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, chỉ xếp sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Lý giải nguyên nhân BĐS vẫn thu hút vốn FDI, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết thị trường BĐS công nghiệp vẫn là phân khúc thu hút nguồn vốn nhà đầu tư ngoại.

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương và các doanh nghiệp hết sức quan tâm đến phát triển BĐS công nghiệp, các dịch vụ công nghiệp, nhà ở và dịch vụ tiện ích cho công nhân nên tác động tích cực tới sự phát triển của phân khúc này

Đáng chú ý, theo số liệu năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong ba năm trở lại đây, Hàn Quốc luôn nằm trong top ba quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam cao nhất.

Đặc biệt, năm tháng đầu năm nay, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam từ quốc gia này cao thứ hai, với gần 2,1 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam phân tích, một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư khi rót tiền vào thị trường Việt Nam đó là đồng VNĐ ổn định so với các đồng ngoại tệ khác như của Thái Lan, Indonesia…

Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại (FTA), đẩy mạnh xuất khẩu đã giúp Việt Nam được xem như điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất.

“Việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản thâm dụng lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất ra khỏi nước này. Đồng thời các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư” – bà Trang đánh giá.

Nguồn: plo.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *