Dự kiến sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, quý 1/2023 dự án cao tốc Biên hòa – Vũng tàu sẽ triển khai xây dựng, bàn giao và đưa vào khai thác năm 2025. Trở thành tuyến cao tốc huyết mạch của khu vực phía Nam.

Vị trí cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tuyến cao tốc này đi ngang qua rất nhiều cụm KCN lớn của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe, để dễ hình dung có thể so sánh với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây cũng là cao tốc loại A. Cao tốc này có chiều dài là 55km và có 4 làn xe, được thiết kế 120km/h.

 

Sơ đồ vị trí cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài 77.6km từ Biên Hoà tới Tân Thành – Phú Mỹ. Với vốn đầu tư 8300 tỷ đồng đang trong quá trình hoàn thành giai đoạn 1. Trong số này, đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ (cao tốc) dài 38km; đoạn Phú Mỹ – đường ven biển TP. Vũng Tàu (cao tốc) dài 28km; đoạn từ đường ven biển TP. Vũng Tàu đến Quốc lộ 51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mỹ – Quốc lộ 51 (vào cảng Cái Mép – Thị Vải) dài 8,8 km.

Tuyến cao tốc được xây dựng sẽ rút ngắn thời gian kết nối từ khu đô thị đến sân bay quốc tế Long Thành. Đây là cơ hội thúc đẩy giá trị BĐS gia tăng. Góp phần thúc đẩy giao thương và du lịch của khu vực trong thời gian tới. Khi tuyến này hoàn thành ngoài việc vận chuyển hàng hóa giữa 2 tỉnh thì còn giúp BRVT kết nối với các địa phương khác nhanh chóng hơn.

Lợi ích khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi được triển khai

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu rút ngắn thời gian di chuyển

Sau khi hoàn thành xong cao tốc thì lượng xe bình thường đi từ quốc lộ 51 đến Vũng Tàu sẽ rẽ đi hướng cao tốc Biên Hòa nhằm tránh kẹt xe trên quốc lộ những năm gần đây.

Tuyến cao tốc sẽ khai thác tối đa thế mạnh của từng địa phương trong vùng. Là nhân tố tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương dọc tuyến nói riêng. Và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung (gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước…), trong đó lĩnh vực vận tải và du lịch sẽ hưởng lợi nhiều nhất.

Thông qua đầu tư công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu rút ngắn thời gian di chuyển

Lợi ích thấy rõ của việc khai thác vận tải trên tuyến cao tốc là rút ngắn hơn một nửa thời gian di chuyển. Trước đây hành trình Biên Hòa – Vũng Tàu mất khoảng 2 tiếng, nay còn khoảng 50 phút. Nhờ vậy sẽ quay vòng xe nhanh hơn. Doanh nghiệp nhờ vậy tiết kiệm được nhiều chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa địa phương nói riêng và hàng hóa Việt nói chung…

Kết nối với sân bay Quốc Tế Long Thành

Dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu khi hoàn thiện dự kiến mang đến nhiều giá trị, làm thúc đẩy mạnh kinh tế của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đặc biệt là khi kết hợp cùng sân bay Quốc tế Long Thành.

Thúc đẩy giao thương Quốc tế, phát triển tiềm lực kinh tế. Tuyến cao tốc Biên Hòa có đường đi thẳng tới Long Thành sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe, phân bổ luồng giao thông từ tuyến đường chính tới sân bay Quốc tế. Giúp di chuyển dễ dàng về con người cũng như hàng hóa đối với những chuyến đi Quốc tế.

Giải quyết sự quá tải lưu thông của Quốc lộ 51

Từ Biên Hòa xuống Vũng Tàu hiện chỉ có QL51 và đã mãn tải từ mấy năm nay. Theo ghi nhận từ mấy năm trở lại đây, con đường này thường xuyên xảy ra kẹt xe. Giúp các tỉnh giao thương thuận tiện và nhanh chóng. Góp phần hình thành và thúc đẩy các ngành nghề, các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển; góp phần giảm ách tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1.

Công suất thiết kế Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải là 110 ngàn triệu tấn/năm. Hiện mới chỉ khai thác khoảng 40% công suất. Hiện 80% lượng hàng đi và đến Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải là bằng đường thủy nội địa. Đường bộ chỉ giải quyết 20% đi theo đường bộ là quốc lộ 51. Nhưng điều này cũng đã gây nên tình trạng ách tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Có cao tốc song song cùng với quốc lộ 51 thì những lợi thế về công nghiệp của Đồng Nai và cảng biển của Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ hỗ trợ phát triển cho nhau nhiều hơn. Trở thành hai tỉnh “công nghiệp – cảng biển” mạnh hơn nữa.

Việc giãn dân của TP Hồ Chí Minh được tốt hơn

Hiện tại, TPHCM đang trong tình trạng quá tải về dân, khi mọi người đều đổ về TPHCM làm việc. Bà Rịa là địa phương nằm trong vùng tứ giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM. Tận dụng lợi thế vị trí cửa ngõ giao thương, Bà Rịa đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Làm gia tăng giá trị bất động sản hơn nữa tại khu Đông Sài Gòn

Giao thông luôn đi trước sự phát triển, với sự đi vào hoạt động của cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu sẽ kéo theo sự phát triển của toàn bộ khu vực xung quanh cao tốc đi qua. Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông. Giúp Bà Rịa trở thành “thỏi nam châm” hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước.

Đây chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển. Thị trường Bất Động Sản tại khu vực xung quanh tuyến cao tốc đi qua sẽ ngày một nóng lên. Và sẽ là tâm điểm trong năm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.